Hotline: 096 882 7671 (024)38.253.531/ (024)38.253.535 (số máy lẻ 5245 hoặc 5529)/ Đặt lịch khám: 19001902

Đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không thể làm cách nào thay đổi được.

12/08/2022 - Tin y học

Bộ Y tế vừa có công văn số 4132/BYT-PC gửi sở y tế các tỉnh, thành phố; các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; y tế các bộ, ngành về việc chấn chỉnh công tác khám, chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Bộ Y tế cho biết nhận được thông tin phản ánh về việc hiện nay một số cơ sở khám, chữa bệnh và một số bác sĩ tự nhận là chữa khỏi bệnh đồng tính. Trong khi đó, Hiệp hội Tâm thần học Mỹ và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể chữa, không cần chữa và cũng không thể làm cách nào thay đổi được.

Theo Bộ Y tế, ngày 17-5-1990, WHO chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh Tâm thần. Kể từ năm 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh, không có tên trong bảng DSM 5 (Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần). WHO cũng xác định “đồng tính không phải là bệnh” mà là những người có xu hướng tính dục với người đồng giới.

Đồng tính và chuyển giới đã được WHO đưa ra khỏi chương Bệnh rối loạn tâm thần và hành vi, trong Danh mục các bệnh Quốc tế (ICD) lần lượt vào năm 1990 và 2019.

Do vậy, Bộ Y tế đề nghị lãnh đạo các đơn vị chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lí của mình quán triệt các cơ sở khám, chữa bệnh trong toàn quốc tăng cường tuyên truyền, phổ biến để các bác sĩ, nhân viên y tế và người dân đến cơ sở khám, chữa bệnh hiểu đúng về người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Khi tổ chức khám, chữa bệnh cho người đồng tính, song tính, chuyển giới, phải bình đẳng, tôn trọng về giới tính, không phân biệt đối xử, kỳ thị đối với các đối tượng này; không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh;

Không can thiệp, ép buộc điều trị đối với các đối tượng này, nếu có chỉ là hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới thực hiện.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người hành nghề trong việc thực hiện, tuân thủ các nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật.

Tỷ lệ rối loạn cương dương, trầm cảm và lo âu ở nam giới bị đau hậu môn trực tràng chức năng

03/10/2023 - Tin y học

Đau hậu môn trực tràng chức năng (FARP) là tình trạng mọi người cảm thấy đau ở hậu môn hoặc trực tràng dưới. Ước tính có khoảng 2-5% số người bị đau hậu môn mãn tính và 8% bị đau trực tràng đột ngột. Tuy nhiên, nhiều người mắc FARP không nói với bác sĩ về điều …

Thiếu hụt testosterone (thiếu hụt Androgen).

26/07/2022 - Tin y học

Thiếu androgen là gì? Thiếu androgen là một tình trạng bệnh lý gây ra bởi các vấn đề về khả năng tạo ra testosterone của cơ thể bạn . Tín hiệu nội tiết tố báo cho tinh hoàn của bạn tạo ra testosterone hoặc khả năng tạo ra testosterone của tinh hoàn không hoạt động bình thường. Nội …