Theo nghiên cứu tại Trung tâm Nam Học – Bệnh viện HN Việt Đức công bố năm 2024 trên những người bệnh bị xoắn tinh hoàn, tỷ lệ ca bệnh xoắn tinh hoàn diễn ra vào mùa đông chiếm tới 54,6% và độ tuổi hay gặp nhất là dưới 25 tuổi (chiếm tới 93%). Nghiêm trọng hơn, tỷ lệ người bệnh đến khám quá thời gian vàng và phải tiến hành cắt bỏ tinh hoàn chiếm đến 78,6%.
Xoắn tinh hoàn là bệnh lý tối cấp cứu và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời. Thời gian vàng để cứu được tinh hoàn là 6 giờ đầu kể từ khi có biểu hiện đau, vì vậy hãy trang bị cho mình kiến thức cơ bản để nhận biết nguy cơ xoắn tinh hoàn.
Dấu hiệu: Thông thường, xoắn tinh hoàn sẽ có biểu hiện đau rất dữ dội do tinh hoàn không được cấp máu nuôi dưỡng, dưới đây là một số dấu hiện điển hình.
Đau đột ngột và dữ dội một bên bìu.
Đỏ và sưng bìu.
Một bên tinh hoàn cao hơn bên còn lại.
Đau bụng (có thể kèm theo)
Buồn nôn và nôn (có thể kèm theo)
Sốt (có thể kèm theo)
Chóng mặt (có thể kèm theo)
Xuất hiện khối u bất thường trong bìu (có thể kèm theo)
Xử trí:
Khi có nghi ngờ về bệnh xoắn tinh hoàn, tốt hơn hết bạn nên đi khám tại các cơ sở có chuyên khoa Nam Học để được chẩn đoán và xử trí kịp thời (kể cả trong đêm)
Trung tâm Nam học có khám bệnh vào thứ 7, Chủ Nhật không? Cần chuẩn bị những gì trước khi đến khám bệnh? Quy trình khám bệnh ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc và giúp bạn đến khám tại Trung tâm Nam học một cách đơn giản và …
Rối loạn cương dương hoặc ED (còn được gọi là bất lực) là khi một người đàn ông không thể đạt được hoặc duy trì sự cương cứng cho quan hệ tình dục. Điều này có thể là: hoàn toàn không có khả năng, khả năng không nhất quán, hoặc xu hướng chỉ duy trì sự …
Đại cương Định nghĩa: Xuất tinh ra máu là tình trạng có máu lẫn trong tinh dịch khi xuất tinh. Nguyên nhân 2.1. Viêm và nhiễm khuẩn: Viêm là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất. Quá trình viêm gây kích thích niêm mạc dẫn đến hiện tượng sung huyết và phù nề của …