Sỏi đường tiết niệu được chia làm hai loại:
– Sỏi đường tiết niệu trên: Sỏi thận, sỏi niệu quản;
– Sỏi đường tiết niệu dưới: Sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo.
A – Sỏi đường tiết niệu trên
1. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
1.1. Triệu chứng lâm sàng sỏi đường tiết niệu trên:
– Cơn đau quặn thận: đau dữ dội; đau dọc từ vùng thắt lưng theo đường đi của niệu quản lan xuống vùng bẹn và sinh dục; đau sau khi lao động nặng.
– Đái máu: toàn bãii.
– Đái ra mủ.
– Bụng chướng, bí hơi.
1.2 Triệu chứng cận lâm sàng
– Siêu âm.
– Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị:
– Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV):
– Chụp niệu quản bể thận ngược dòng (UPR):
– Chụp cắt lớp vi tính: Là phương tiện lý tưởng phát hiện được sỏi nhỏ hơn 2mm.
– Các xét nghiệm máu, sinh hoá, nước tiểu: Đánh giá tình trạng thiếu máu, chức năng thận và tình trạng nhiễm khuẩn.
2. Biến chứng:
– Nhiễm trùng nước tiểu.
– Thận to ứ nước.
– Thận to ứ mủ.
– Suy thận.
B – Sỏi đường tiết niệu dưới
1. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
1.1. Triệu chứng lâm sàng sỏi đường tiết niệu dưới:
– Đau buốt vùng hạ vị: Đau dội lên khi đái gần cuối bãi;
– Đái rắt: Đái rắt nhiều lần, mỗi lần chỉ được một ít, thỉnh thoảng bị tắc đái, (nếu sỏi niệu đạo thì khó đái, tắc đái một cách đột ngột có khi bí đái hoàn toàn. Có thể sờ tay thấy được sỏi nằm ở niệu đạo ngoài, niệu đạo gốc dương vật).
– Đái ra máu cuối bãi.
1.2. Triệu chứng cận lâm sàng:
– Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị;
– Soi bàng quang để phát hiện được sỏi;
– Nong niệu đạo bằng ống thông kim loại để tìm dấu hiệu chạm sỏi.
2. Biến chứng
– Nhiễm trùng nước tiểu bàng quang;
– Viêm thận ngược dòng;
– Suy thận.
C – Lời khuyên:
Sỏi đường tiết niệu có rất nhiều phương pháp điều trị:
– Nội khoa;
– Phẫu thuật mổ mở, mổ nội soi;
– Dùng máy móc để tán sỏi: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi.
Nên gặp các thầy thuốc chuyên khoa để chẩn đoán đúng và tư vấn về phương pháp điều trị.