PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ HỆ TIẾT NIỆU
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Semper at mi sodales hendrerit congue. Amet, donec dui viverra amet pellentesque donec eget vivamus hendrerit. Aliquam pellentesque. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Semper at mi sodales hendrerit congue. Amet, donec dui viverra amet pellentesque donec eget vivamus hendrerit. Aliquam pellentesque.
Đại cương:
Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh gặp nhiều ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Là một bệnh đặc biệt của nam giới tuổi từ 50 trở lên. Nhưng những người trẻ vẫn có khả năng mắc phải.
Chẩn đoán:
1. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng
– Rối loạn tiểu tiện do khối u chèn ép vào vùng cổ bàng quang gây ra hội chứng kích thích và hội chứng chít tắc (như của u lành phì đại tuyến tiền liệt)
– Các hội chứng do di căn vào xương như đau nhức xương, liệt chi do bị chèn ép tuỷ sống…
– Xuất tinh ra máu
– Thăm trực tràng thấy tuyến tiền liệt to, có rải rác các cục rắn hoặc khối u rắn chắc.
2. Dựa vào các triệu chứng cận lâm sàng
a. Xét nghiệm
– Xét nghiệm PSA(Prostate Specific Antigen) – tăng cao hơn bình thường. Đây là một xét nghiệm cần thiết để định hướng về chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.
– Các xét nghiệm sinh hoá cần thiết có tính chất chỉ điểm khối u và những biến chứng do khối u gây nên.
– Sinh thiết khối u. Đây là giá trị vàng để chẩn đoán xác định
b. Chẩn đoán hình ảnh:
– Siêu âm: Xác định độ lớn và mức độ xâm lấn ra xung quanh
– Chụp cắt lớp vi tính
– Chụp cộng hưởng từ hạt nhân
– Chụp nhấp nháy đồ (Scintigraphy)
Lời khuyên:
Hiện tại trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều phương pháp điều trị theo từng giai đoạn của ung thư:
– Phẫu thuật triệt để đơn thuần.
– Hoá trị liệu pháp đơn thuần.
– Nội tiết tố liệu pháp đơn thuần.
– Xạ trị đơn thuần.
– Phẫu thuật kết hợp với các phương pháp Nội tiết tố liệu pháp, hoá trị liệu pháp, xạ trị…..
Bệnh cần được phát hiện sớm để việc điều trị có kết quả. Nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa khám bệnh theo dõi định kỳ và xin tư vấn điều trị cho phù hợp với từng giai đoạn ung thư.
Tên khoa học: Benign Prostatic Hypertrophia – B.P.H
Đại cương: Tuyến tiền liệt ở vùng quanh cổ bàng quang phía ngoài có chức năng sản sinh ra tinh dịch. Ở nam giới cao tuổi, trung bình khoảng 60 tuổi trở lên, tuyến tiền liệt sẽ to ra, chẹn vùng cổ bàng quang gây ra hàng loạt triệu chứng rối loạn tiểu tiện.
Chẩn đoán:
1. Dựa vào triệu chứng lâm sàng
a. Triệu chứng kích thích:
– Đái rắt, đái buốt;
– Đái nhiều lần nhất là về ban đêm.
– Đái không tự chủ, đái són.
b. Triệu chứng tắc nghẽn:
– Đái khó, phải rặn lâu mới đái hết.
– Tia nước tiểu yếu, đái xuống ống quần và dưới chân.
– Đái không hết bãi, còn nước tiểu tồn dư.
– Còn són nước tiểu ra quần sau khi đã đái xong.
c. Thăm trực tràng: Đánh giá sơ bộ kích thước, danh giới, mật độ, cũng như các đặc điểm khác của TLT
2. Dựa vào triệu chứng cận lâm sàng
a. Các xét nghiệm
– Sinh hoá máu. Lưu ý các chỉ số về Urê, Creatinin;
– Xét nghiệm vi khuẩn và kháng sinh đồ;
– Xét nghiệm PSA để phân biệt u lành hay u ác tính
– Sinh thiết nếu cần.
b. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh
– Siêu âm để đo khối lượng tiền liệt tuyến;
– Chụp hệ tiết niệu xem có sỏi tiết niệu thứ phát;
– Chụp UIV để xem có biến chứng thận;
– Chụp niệu đạo ngược dòng;
– Soi bàng quang nếu cần;
– Thăm khám niệu động học.
Biến chứng:
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu do chít tắc; – Suy thận; – Bí đái hoàn toàn phải xử trí cấp cứu.
Lời khuyên:
Điều trị bệnh u lành tuyến tiền liệt hiện nay có rất nhiều phương pháp theo từng mức độ.
– Không cần điều trị gì.
– Điều trị nội khoa.
– Điều trị phẫu thuật
– Điều trị bằng các phươn g pháp ít xâm lấn như nhiệt độ, Laser bốc hơi…
Cần đến khám các thầy thuốc chuyên khoa để được chỉ định đúng theo từng giai đoạn.