Hotline: 096 882 7671 (024)38.253.531/ (024)38.253.535 (số máy lẻ 5245 hoặc 5529)/ Đặt lịch khám: 19001902

Tình dục đồng giới

TDĐG là tình trạng một người có xu hướng và sở thích quan hệ tình dục với người cùng giới. ở nam giới gọi là đồng giới nam còn ở nữ giới gọi là đồng giới nữ.

  1. Đại cương

TDĐG là tình trạng một người có xu hướng và sở thích quan hệ tình dục với người cùng giới. ở nam giới gọi là đồng giới nam còn ở nữ giới gọi là đồng giới nữ.

Giới sinh học (nhiễm sắc thể XY, ngoại hình, hormone), bản sắc giới (sự tự ý thức về bản thân mình thuộc vào giới nào), vai trò xã hội của giới (đó là các hành vi, thái độ cư xử, thái độ ứng xử theo kiểu của nam hay của nữ) và xu hướng tình dục.

Có bốn xu hướng tình dục (XHTD):

  • XHTD khác giới (heterosexuality): Có ham muốn và sinh hoạt tình dục với người khác giới như bình thường:
  • XHTD đồng giới (homosexuality): Chỉ ham muốn và quan hệ tình dục với người cùng giới.
  • XHTD lưỡng giới (bisexuality): Có ham muốn và thích quan hệ tình dục với cả hai giới.
  • Không có XHTD với bất cứ giới nào (asexuality): Không ham muốn quan hệ tình dục với bất cứ giới nào.

2. Nguyên nhân tình dục đồng giới.

Có bốn nguyên nhân.

2.1. Lý thuyết phân tâm học của Freud.

  • Theo Freud, bình thường thời kỳ phát triển tính dục ở cả trẻ trai và trẻ gái đều tồn tại một phức hợp Ơ đíp. Chính nhờ phức hợp này mà trẻ trai hình thành nên nhân cách của một người đàn ông còn ở trẻ nữ sẽ hình thành nên nhân cách của một người phụ nữ.
  • Hiện tượng đồng giới xảy ra khi xuất hiện mặc cảm O đíp. Trẻ trai, do mặc cảm và quá lo sợ vì đã yêu mẹ một cách dục tính nên đã quay lại yêu người đồng giới, còn trẻ gái thì ngược lại do không thể yêu cha một cách dục tính nên đã quay lại yêu người đồng giới với mình.

2.2. Lý thuyết về di truyền học

Qua nhiều nghiên cứu trên các cặp sinh đôi cùng trứng và khác trứng, các nhà di truyền cho rằng gen đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành xu hướng tình dục đồng giới nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất mà còn có tác động của các yếu tố môi trường.

2.3. Rối loạn nội tiết tố:

ở nam giới nội tiết tố nữ tăng cao, ngược lại nội tiết tố nam giới lại giảm thấp cho nên tính tình ẻo lả và sở thích về tình dục thích đàn ông. Ngược lại, ở nữ giới nội tiết tố nam tăng cao, nội tiết tố nữ thấp cho nên hình thể bên ngoài giống đàn ông, tính nết giống đàn ông và sở thích tình dục thích phụ nữ.

2.4. Tập quán sinh hoạt

Sống trong một thời gian quá dài với tập thể những người đồng giới cho nên đã giải quyết sinh hoạt tình dục với người đồng giới thành thói quen và đã trở thành một phản xạ có điều kiện.

  1. Chẩn đoán:

3.1. Hỏi bệnh:

Những điều kiện sinh hoạt trong gia đình từ nhỏ và hoàn cảnh sống hiện tại để chẩn đoán về khuynh hướng phát sinh bệnh.

3.2. Khám thực thể:

Tìm các dị tật trên đường sinh dục. Các bệnh liên quan do tình dục đồng giới.

3.3. Cận lâm sàng

  • Định lượng 5 yếu tố nội tiết tố sinh sản: LH, FSH, Prolactin, Estradiol và Testosteron.
  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể XY, XX.
  • Xét nghiệm HIV vì những người tình dục đồng giới có nguy cơ cao mắc bệnh này (có thể sinh hoạt tình dục qua đường hậu môn).

4. Lời khuyên:

Nếu quyết tâm muốn chữa bệnh, nên gặp các thầy thuốc chuyên khoa để tư vấn và điều trị.

Đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không thể làm cách nào thay đổi được.

12/08/2022 - Tin y học

Bộ Y tế vừa có công văn số 4132/BYT-PC gửi sở y tế các tỉnh, thành phố; các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; y tế các bộ, ngành về việc chấn chỉnh công tác khám, chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới. Bộ Y tế cho …

Hệ thống sinh sản nam giới

17/08/2022 - Tin y học

Hệ thống sinh sản nam giới là một tập hợp các cơ quan, tuyến và các cấu trúc và mô khác của cơ thể để điều chỉnh sự phát triển và chức năng của cơ thể, tình dục và khả năng sinh sản. Các thành phần của hệ thống sinh sản nam giới Não Vùng …