Túi sa niệu quản (TSNQ) là tình trạng giãn thành nang giả của đoạn niệu đạo tận dưới niêm mạc. Bệnh có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh cho đến tuổi già, nhưng bệnh gặp nhiều ở trẻ em.
1. Đại cương:
Túi sa niệu quản (TSNQ) là tình trạng giãn thành nang giả của đoạn niệu đạo tận dưới niêm mạc.
Bệnh có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh cho đến tuổi già, nhưng bệnh gặp nhiều ở trẻ em.
2. Chẩn đoán:
2.1. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng:
2.1.1. Ở trẻ em:
– Nhiễm trùng tiết niệu: Sốt cao, đái đục, chậm lớn;
– Những rối loạn tiểu tiện;
– Đái khó, đái rắt từng lúc, đái đau;
– Đái rỉ.
2.1.2. Ở người lớn:
– Đau vùng thắt lưng âm ỉ, có lúc đau tăng lên thành cơn như cơn đau quặn thận;
– Nhiễm trùng tiết niệu biểu hiện dưới dạng viêm bàng quang cấp tính hoặc bán cấp tái phát, viêm thận bể thận tái phát hoặc đái mủ;
– Rối loạn tiểu tiện: Đái buốt, đái rắt đặc biệtlà đái khó. Đái khó thường xuyên hoặc xuất hiện thành cơn gây nên bí đái mãn tính không hoàn toàn.
2.2. Dựa vào các triệu chứng cận lâm sàng:
2.2.1. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh:
– Siêu âm;
– Chụp niệu đồ tĩnh mạch;
– Chụp bàng quang ngược dòng;
– Soi bàng quang
2.2.2. Các xét nghiệm:
– Sinh hoá, máu. Lưu ý chỉ số Urê và Creatinin.
– Xét nghiệm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
3. Biến chứng: Bệnh diễn biến lâu ngày gây các biến chứng:
– Sỏi niệu quản;
– Túi sa niệu quản sa ra ngoài;
– Viêm thận ngược dòng.
4. Lời khuyên:
Bệnh nhân cần đến khám các thầy thuốc chuyên khoa để có chỉ định phẫu thuật đúng và kịp thời.