XOẮN TINH HOÀN- CẤP CỨU NAM KHOA THƯỜNG GẶP
- Thế nào là xoắn tinh hoàn?
Xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn xoắn quanh trục thừng tinh của nó, dẫn đến thiếu máu tinh hoàn
Là một tối cấp cứu trong nam khoa đặc biệt trong 6h đầu, nếu không xử trí kịp thời dẫn đến hoại tử tinh hoàn-> cắt bỏ tinh hoàn hoại tử.
2. Sinh lý bệnh của xoắn tinh hoàn.
Ở trẻ sơ sinh, tinh hoàn thường chưa xuống hẳn bìu và di động nhiều. Do sự di động này mà tinh hoàn có thể bị xoắn (thường là xoắn ngoài màng tinh hoàn). Thường phát hiện muộn sau 7 đến 10 ngày.
Ở nam giới có màng tinh hoàn bám cao hơn so với bình thường cũng như sự cố định bất thường với cơ và cấu trúc bên ngoài thừng tinh. Trục của tinh hoàn nằm ngang, khi đó tinh hoàn có thể xoay tự do quanh thừng tinh ở phía trong màng tinh hoàn. Bất thường này gặp ở 12% nam giới. Xoắn xảy ra khi tinh hoàn xoay từ 90 đến 180 độ, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến và đi từ tinh hoàn. Xoắn hoàn toàn thường xảy ra khi tinh hoàn xoay 360 độ, có thể đến 720 độ. Xoắn không hoàn toàn hoặc một phần xảy ra với mức độ quay ít hơn.
Xoắn tinh hoàn gây tắc nghẽn hệ thống mạch máu của tinh hoàn (động mạch và tĩnh mạch), hậu quả dẫn đến thiếu máu và nhồi máu tinh hoàn.
Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng của xoắn tinh hoàn là mức độ xoắn (xoắn hoàn toàn hay không hoàn toàn) và thời gian xoắn (yếu tố đặc biệt quan trọng tới khả năng cứu được tinh hoàn hay không?). Thời gian vàng để cứu được tinh hoàn là sau 6 giờ. Sau 24 giờ, gần như tất cả tinh hoàn xoắn đều hoại tử
3. Nguyên nhân xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn ngoài màng: Thường xảy ra ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh do tinh hoàn có thể xoay tự do và di động nhiều trong bìu. Bình thường tinh hoàn được treo và cố định bởi cấu trúc tinh hoàn – mào tinh hoàn ở phía sau. Trong trường hợp bất thường với dị tật “hình cái kẹp chuông” tinh hoàn dễ bị xoắn do thiếu sự cố định trong bìu và thường là xoắn tinh hoàn trong màng.
Sự phát triển không tương xứng giữa tinh hoàn và thừng tinh, sự co cơ bìu cũng có thể nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn.
4. Chẩn đoán xoắn tinh hoàn
Khởi phát đột ngột, với biểu hiện:
4.1. Lâm sàng
- Đau dữ dội một bên bìu lan lên bẹn và cả vùng chậu,
- Tinh hoàn sưng, đau, treo cao, nằm ngang bất thường và mất phản xạ cơ bìu.
- Phản xạ cơ bìu không có hoặc bị giảm đi ở bệnh nhân xoắn tinh hoàn có thể giúp chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân gây đau bìu cấp khác.
- Dấu hiệu Prehn âm tính (giảm đau khi nâng tinh hoàn lên) là một dấu hiệu của xoắn tinh hoàn.
- Các triệu chứng khác có thể có bao gồm: Buồn nôn hoặc nôn; Bìu sưng đỏ; Phù nề toàn bộ vùng bìu; Sốt (không thường gặp).
4.2. Cận lâm sàng
4.2.1. SA Doppler tinh hoàn: có giá trị chẩn đoán
Siêu âm Doppler màu tinh hoàn 2 bên để đánh giá lưu lượng mạch máu động mạch tinh hoàn và cung cấp thông tin về giải phẫu và các bất thường khác của tinh hoàn.
Những phát hiện trên siêu âm gợi ý xoắn tinh hoàn gồm có:
– Không có hoặc giảm lưu lượng máu đến tinh hoàn.
– Giảm tốc độ dòng máu trong các mạch máu bên trong tinh hoàn.
– Tăng sức cản động mạch trong tinh hoàn.
– Giảm tưới máu với dòng chảy có sức cản thấp (Xoắn 1 phần tinh hoàn).
4.2.2. Các xét nghiệm cận lâm sàng khác
– Xét nghiệm nước tiểu: Thường xét nghiệm nước tiểu bình thường, giúp chẩn đoán phân biệt với nhiễm trùng đường tiết niệu.
– Xét nghiệm máu: Công thức máu có thể bình thường. Tuy nhiên, số lượng bạch cầu tăng cao ở 60% bệnh nhân bị xoắn.
5. Điều trị
Nguyên tắc: Khi chẩn đoán hoặc nghi ngờ xoắn tinh hoàn phải chỉ định phẫu thuật cấp cứu
Nguyên tắc xử trí:
- Rạch da đường giữa bìu
- Vào kiểm tra đánh giá mức độ xoắn, số vòng xoắn, đánh giá tinh hoàn xoắn
- Nếu sau tháo xoắn tinh hoàn còn hồng đẹp-> Bảo tồn tinh hoàn
- Nếu sau tháo xoắn TH tím, phong bế bằng Lidocain 15 phút rồi đánh giá:
TH hồng trở lại: Bảo tồn tinh hoàn
TH tím-> không có Khả năng bảo tồn- > Cắt tinh hoàn
- TH tím đen hoại tử, không có khả năng bảo tồn-> cắt tinh hoàn
Cố định tinh hoàn 2 bên để tránh nguy cơ xoắn lần sau.
PGS. TS. Nguyễn Quang- Giám đốc Trung tâm Nam Học, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức