Hotline: 096 882 7671 (024)38.253.531/ (024)38.253.535 (số máy lẻ 5245 hoặc 5529)/ Đặt lịch khám: 19001902

Đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không thể làm cách nào thay đổi được.

12/08/2022 - Tin y học

Bộ Y tế vừa có công văn số 4132/BYT-PC gửi sở y tế các tỉnh, thành phố; các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; y tế các bộ, ngành về việc chấn chỉnh công tác khám, chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Bộ Y tế cho biết nhận được thông tin phản ánh về việc hiện nay một số cơ sở khám, chữa bệnh và một số bác sĩ tự nhận là chữa khỏi bệnh đồng tính. Trong khi đó, Hiệp hội Tâm thần học Mỹ và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể chữa, không cần chữa và cũng không thể làm cách nào thay đổi được.

Theo Bộ Y tế, ngày 17-5-1990, WHO chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh Tâm thần. Kể từ năm 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh, không có tên trong bảng DSM 5 (Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần). WHO cũng xác định “đồng tính không phải là bệnh” mà là những người có xu hướng tính dục với người đồng giới.

Đồng tính và chuyển giới đã được WHO đưa ra khỏi chương Bệnh rối loạn tâm thần và hành vi, trong Danh mục các bệnh Quốc tế (ICD) lần lượt vào năm 1990 và 2019.

Do vậy, Bộ Y tế đề nghị lãnh đạo các đơn vị chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lí của mình quán triệt các cơ sở khám, chữa bệnh trong toàn quốc tăng cường tuyên truyền, phổ biến để các bác sĩ, nhân viên y tế và người dân đến cơ sở khám, chữa bệnh hiểu đúng về người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Khi tổ chức khám, chữa bệnh cho người đồng tính, song tính, chuyển giới, phải bình đẳng, tôn trọng về giới tính, không phân biệt đối xử, kỳ thị đối với các đối tượng này; không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh;

Không can thiệp, ép buộc điều trị đối với các đối tượng này, nếu có chỉ là hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới thực hiện.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người hành nghề trong việc thực hiện, tuân thủ các nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng thẻ căn cước công dân có gắn chíp

08/09/2022 - Uncategorized

Căn cứ công văn số 931/BYT-BH ngày 28/2/2022 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn triển khai thí điểm KCB BHYT bằng CCCD gắn chíp; Căn cứ công văn số 3166/LN-BHXH-SYT ngày 28/7/2022 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Đẩy mạnh triển khai thí điểm sử dụng căn cước công dân gắn …

vùi 2 tinh hoàn dưới da bẹn do tai nạn mất toàn bộ da bìu

18/09/2024 - Tin y học

Vừa qua, Trung tâm Nam Học, Bệnh viện HN Việt Đức tiếp nhận trường hợp nam thanh niên 35 tuổi (Bắc Ninh) đến cấp cứu trong tình trạng lóc toàn bộ da bìu, vết thương tầng sinh môn, nhiều vết thương phần mềm phức tạp.
Bệnh nhân được mổ cấp cứu xử lý các vết thương phần mềm, vết thương tầng sinh môn. Do da bìu bị máy cuốn nham nhở nên các bác sĩ đã tiến hành cắt lọc vùng da tổn thương rồi vùi 2 tinh hoàn vào mặt trong đùi 2 bên để giữ lại tinh hoàn cho bệnh nhân.

Một số nguyên nhân phổ biến gây đau tinh hoàn

28/08/2023 - Tin y học

Đau tinh hoàn có thể có một số nguyên nhân khác nhau. Đôi khi, cơn đau bắt nguồn từ tinh hoàn, nhưng đôi khi nó lại xuất phát từ bụng, háng hoặc một phần khác của vùng xương chậu. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây đau tinh hoàn: Sỏi thận Sỏi thận …