Xuất tinh ra máu (hay còn gọi là hematospermia) là tình trạng trong tinh dịch có lẫn máu, có thể màu hồng, đỏ tươi hoặc nâu sẫm. Đây không phải là hiện tượng bình thường và có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu gặp phải, nam giới cần đặc biệt lưu ý và đi khám ngay!
Nguyên nhân có thể gây xuất tinh ra máu
Viêm nhiễm đường sinh dục: Viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh, niệu đạo hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Chấn thương: Tổn thương vùng chậu, bộ phận sinh dục, niệu đạo do quan hệ mạnh.
Bệnh lý tuyến tiền liệt: Viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt (BPH) hoặc ung thư tuyến tiền liệt.
Tắc nghẽn ống dẫn tinh: Sỏi, u nang hoặc khối u trong đường dẫn tinh.
Bệnh lý toàn thân: Rối loạn đông máu, tăng huyết áp ác tính hoặc bệnh gan.
Khi nào cần gặp bác sĩ ngay?
Xuất tinh ra máu kéo dài trên 2 lần hoặc tái phát.
Kèm theo triệu chứng: Đau buốt khi xuất tinh, tiểu ra máu, sốt, sưng đau tinh hoàn.
Tiền sử ung thư hoặc bệnh lý mãn tính.
Chẩn đoán và điều trị
Bác sĩ có thể chỉ định:
Xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm máu, nước tiểu.
Siêu âm tuyến tiền liệt, tinh hoàn.
Chụp MRI, nội soi túi tinh (nếu cần).
Phòng ngừa
Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ.
Khám nam khoa định kỳ, đặc biệt sau tuổi 40.
Tránh vận động có nguy cơ gây chấn thương vùng kín.
Đừng chủ quan! Xuất tinh ra máu dù không đau vẫn có thể là dấu hiệu bệnh lý tiềm ẩn. Thăm khám sớm giúp phát hiện và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm!
Để đặt lịch khám tại Trung tâm, Quý khách vui lòng gọi Hotline 19001902 hoặc 096 882 7671 (có zalo).
Trong lúc vào chuồng cho lợn nái ăn và đỡ đẻ, người đàn ông 70 tuổi (Thanh Hóa) bị lợn tấn công dẫn đến mất gần như toàn bộ da dương vật và mất tinh hoàn phải. TS.BS Trịnh Hoàng Giang – Phó Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, …
Ngày 07/07/2022 Trung tâm Nam học – Bệnh viện HN Việt Đức tiếp nhận một trường hợp nam thanh niên 24 tuổi đến khám với nét mặt rất đau đớn, dương vật sưng nề và tụ máu rất nhiều. Qua thăm khám và khai thác thông tin, bệnh nhân cho biết đã đi khám và …
Niệu quản lạc chỗ (NQLC): Là một bệnh bẩm sinh. Bình thường niệu quản đổ vào mặt sau bàng quang và hai lỗ niệu quản đó cùng với cổ bàng quang tạo ra vùng tam giác bàng quang. …