Hotline: 096 882 7671 (024)38.253.531/ (024)38.253.535 (số máy lẻ 5245 hoặc 5529)/ Đặt lịch khám: 19001902

Nhiễm trùng hệ Tiết niệu

04/08/2021 - Tiết niệu, Tin y học

Nhiễm trùng tiết niệu nói chung gồm hai loại khác biệt: 

– Nhiễm trùng tiết niệu đặc hiệu (speccific infection) do các loại vi trùng đặc biệt gây nên như vi trùng lao, lậu, hoặc nấm (actinomicosis);

– Nhiễm trùng tiết niệu không đặc hiệu (non specific infection) là loại nhiễm trùng thường gặp trong đường tiết niệu do các loại trực khuẩn gram (-) hoặc các loại cầu trùng gram (+) gây nên;

– Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên đường tiết niệu (hoặc trên cơ quan sinh dục của nam giới).

1. Triệu chứng lâm sàng

1.1. Nhiễm trùng  đường tiết niệu trên:

Nhiễm trùng đường tiết niệu trên là tình trạng nhiễm trùng ở thận và  niệu quản, chủ yếu ở nhu mô thận và đài bể thận còn gọi là bệnh viêm thận – bể thận.

Thể cấp tính:

– Sốt cao 390 đến 400 rét run.

– Mạch nhanh.

– Cơn đau tiết niệu.

– đái đục.

– Có thể đái máu.

-Khám sờ thấy thận to.

1.2. Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới:

– Là tình trạng nhiễm trùng ở 1/3 dưới niệu quản, bàng quang, niệu đạo và một số bộ phận sinh dục liên quan với đường tiết niệu như tuyến tiền liệt, tinh hoàn.

– Bệnh nhân ít sốt hoặc sốt không cao.

– Mà chủ yếu bệnh nhân đái buốt, đái rắt, đái nhiều lần, đái ra mủ (nước tiểu đục) và có khi đái ra máu cuối bãi.

2. Chẩn đoán:

2.1 – Dựa vào các triệu chứng lâm sàng.

2.2 – Dựa vào các triệu chứng cận lâm sàng.

2.2.1. Xét nghiệm nước tiểu:

– Tìm tế bào;

– Tìm vi trùng;

– Kháng sinh đồ.

2.2.2  Xét nghiệm máu:

– Hồng cầu thấp nếu bệnh nhân đái máu nhiều, thiếu máu.

– Bạch cầu tăng, nhất là bạch cầu đa nhân trung tính.

– Tốc độ lắng máu cao.

– Urê máu cao, creatinin máu cao khi chức năng thận bị ảnh hưởng.

– Tìm vi trùng trong máu khi có biến chứng nhiễm trùng máu

2.2.3.Chẩn đoán hình ảnh:

Mục đích: tìm những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

– Siêu âm;

– Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị;

– Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV);

– Chụp cắt lớp vi tính.

3. Lời khuyên:

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể nặng lên nếu không được phát hiện điều trị kịp thời. Vi trùng vào máu gây nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm trùng rất nặng.

Không nên tự tiện mua thuốc kháng sinh về tự chữa bệnh. Cần gặp các thầy thuốc chuyên khoa khám và điều trị.

Áp xe Dương vật sau tháo bi

22/03/2024 - Tin y học

Trung tâm Nam Học – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận một trường hợp Nam người bệnh 56 tuổi được tuyến dưới chuyển đến khám và điều trị trong tình trạng loét rộng vùng dương vật, nhiều dịch mủ. …

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng thẻ căn cước công dân có gắn chíp

08/09/2022 - Uncategorized

Căn cứ công văn số 931/BYT-BH ngày 28/2/2022 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn triển khai thí điểm KCB BHYT bằng CCCD gắn chíp; Căn cứ công văn số 3166/LN-BHXH-SYT ngày 28/7/2022 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Đẩy mạnh triển khai thí điểm sử dụng căn cước công dân gắn …