- Quai bị là gì?
Bệnh quai bi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch ở trẻ em, thanh thiếu niên do virus quai bị gây nên.
Nguyên nhân do virus paramyxovirus.
Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc tắc vòi trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống.
Các biến chứng khác như: viêm tụy, nhồi máu phổi, tổn thương thần kinh, viêm cơ tim…
2. Các dấu hiệu lâm sàng của quai bị
Bệnh có đặc điểm dịch tễ rõ ràng, thường phát vào mùa xuân, nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ.
Tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị sau 14 đến 24 ngày
Sốt cao từ 38 đến 40 độ
Ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi
Đau họng và sưng đau tuyến nước bọt mang tai 1 hoặc 2 bên tăng dần sau đó giảm dần trong 1 tuần.
3. Viêm tinh hoàn là biến chứng của quai bị có thể dẫn đến vô sinh
Chiếm khoảng 20-35% ở bệnh nhân mắc bệnh quai bị tuổi vị thành niên
Thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày.
Có thể viêm 1 bên hoặc cả 2 bên tinh hoàn.
Biểu hiện: Tinh hoàn 1 hoặc 2 bên sưng, nóng, đỏ và đau nhiều.
Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần, ống sinh tinh viêm xơ hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh tình trùng, dẫn đến vô sinh.
4. Chăm sóc và điều trị
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, phát hiện và xử trí sớm các biến chứng
– Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động nhiều, đặc biệt khi có biến chứng viêm tinh hoàn cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.
– Chế độ dinh dưỡng: Cần ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chọn các thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng.
– Điều trị triệu chứng: Giảm đau, hạ sốt (khi bệnh nhân sốt trên 38 ,5 độ).
-Uống nhiều nước và các chất điện giải.
– Mặc quần lót nâng bìu khi có viêm tinh hoàn.
-Vệ sinh cá nhân và tẩy uế, sát trùng các dịch tiết ra.
-Hạn chế tuyệt đối tiếp xúc với người khác để tránh lây truyền bệnh.
-Không nên tự ý bôi hoặc đắp các loại thuốc khi chưa có chỉ của bác sĩ chuyên khoa.
5. Phòng ngừa quai bị: Tiêm phòng vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh.
VẬY NÊN: KHI CÓ CÁC TRIỆU CHỨNG HOẶC NGHI NGỜ QUAI BỊ CẦN ĐẾN NGAY NHỮNG CƠ SỞ Y TẾ UY TÍN ĐỂ KHÁM, TƯ VẤN VÀ XỬ TRÍ KỊP THỜI.!
CN. Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Thu Trang- Trung tâm Nam Học, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức