Hotline: 096 882 7671 (024)38.253.531/ (024)38.253.535 (số máy lẻ 5245 hoặc 5529)/ Đặt lịch khám: 19001902

QUAI BỊ: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT!

12/09/2021 - Tin y học
  1. Quai bị là gì?

Bệnh quai bi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch ở trẻ em, thanh thiếu niên do virus quai bị gây nên.

Nguyên nhân do virus paramyxovirus.

Bệnh tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc tắc vòi trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống.

Các biến chứng khác như: viêm tụy, nhồi máu phổi, tổn thương thần kinh, viêm cơ tim…

2. Các dấu hiệu lâm sàng của quai bị

Bệnh có đặc điểm dịch tễ rõ ràng, thường phát vào mùa xuân, nhất là trong khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5, trong các môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ. 

Tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị sau 14 đến 24 ngày

Sốt cao từ 38 đến 40 độ

Ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi

Đau họng và sưng đau tuyến nước bọt mang tai 1 hoặc 2 bên tăng dần sau đó giảm dần trong 1 tuần.

3. Viêm tinh hoàn là biến chứng của quai bị có thể dẫn đến vô sinh

Chiếm khoảng 20-35% ở bệnh nhân mắc bệnh quai bị tuổi vị thành niên

Thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày.

Có thể viêm 1 bên hoặc cả 2 bên tinh hoàn.

Biểu hiện: Tinh hoàn 1 hoặc 2 bên sưng, nóng, đỏ và đau nhiều.

Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần, ống sinh tinh viêm xơ hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh tình trùng, dẫn đến vô sinh.

4. Chăm sóc và điều trị

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, phát hiện và xử trí sớm các biến chứng 

– Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động nhiều, đặc biệt khi có biến chứng viêm tinh hoàn cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.

– Chế độ dinh dưỡng: Cần ăn uống đầy đủ để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chọn các thức ăn mềm, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng.

– Điều trị triệu chứng: Giảm đau, hạ sốt (khi bệnh nhân sốt trên 38 ,5 độ).

-Uống nhiều nước và các chất điện giải.

– Mặc quần lót nâng bìu khi có viêm tinh hoàn.

-Vệ sinh cá nhân và tẩy uế, sát trùng các dịch tiết ra.

-Hạn chế tuyệt đối tiếp xúc với người khác để tránh lây truyền bệnh.

-Không nên tự ý bôi hoặc đắp các loại thuốc khi chưa có chỉ của bác sĩ chuyên khoa.

5. Phòng ngừa quai bị: Tiêm phòng vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh.

VẬY NÊN: KHI CÓ CÁC TRIỆU CHỨNG HOẶC NGHI NGỜ QUAI BỊ CẦN ĐẾN NGAY NHỮNG CƠ SỞ Y TẾ UY TÍN ĐỂ KHÁM, TƯ VẤN VÀ XỬ TRÍ KỊP THỜI.!

CN. Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Thu Trang- Trung tâm Nam Học, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Dập nát cẳng chân, vỡ tinh hoàn do nổ thùng phuy

27/11/2022 - Tin sự kiện

Ngày 11 tháng 11 năm 2022, Trung tâm Nam Học mổ cấp cứu trường hợp ông H (62 tuổi, đ/c Hải Phòng) nhập viện do cưa thùng phuy chứa xăng dầu bị phát nổ. Qua lời kể từ bệnh nhân và người thân, bệnh nhân này dùng máy cắt nắp thùng phuy rỗng vốn trước …

Người đàn ông loét da vùng mu – dương vật suốt 2 năm

11/04/2023 - Tin y học

Vừa qua, Trung tâm Nam Học – Bệnh viện HN Việt Đức vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam, 66 tuổi, địa chỉ Bắc Giang đến khám với tình trạng loét lan tỏa vùng da mu – dương vật. Cách 2 năm bệnh nhân thấy xuất hiện những nốt li ti, ngứa vùng mu …

TRÁI TIM CHIẾN SĨ ÁO TRẮNG

09/10/2021 - Tin sự kiện

Sáng mở mắt thức dậy Chạm cơn gió mùa thu Lại thấy nhớ chiến khu Nơi mình vừa công tác Nghe cuộc gọi của bác Thấy tình cảm ấm lòng Thỏa bao ngày ước mong. Nay trở về Hà Nội Từ từ thôi chẳng vội Ra cửa sổ ngắm nhìn Vẫn không thể nào tin …